Lịch sử Nhà hát Sông Hương

Xứ Huế thời hiện đại

Xứ Huế trải qua lịch sử Việt Nam lâu dài: lãnh thổ thuộc về Nhà Trần từ năm 1306;[6] vùng địa phương thời Nhà Hồ, Nhà Lê sơ, giai đoạn đầu Nhà Lê trung hưng rồi trở thành thủ phủ thời Chúa Nguyễn từ năm 1626; là thủ đô đất nước giai đoạn 1788 – 1945 dưới thời Nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn và là cố đô Việt Nam ngày nay.[Ghi chú 2] Huế là một trong những trung tâm về văn hoádu lịch, y tế chuyên sâu,[7] giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung và cả nước, nổi bật với sông Hương và những di sản để lại của các triều đại phong kiến, mang danh hiệu UNESCO.[8] Thời hiện đại, sau thống nhất năm 1975, Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên giai đoạn 1986 – 1989, tách về tỉnh Thừa Thiên – Huế từ ngày 30 tháng 06 năm 1989.[9]

Sau khi phân vạch địa giới, HuếThừa Thiên – Huế bước vào giai đoạn tái thiết cùng bảo tồn di tích lịch sử, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với Festival Huế lấy nguồn gốc từ Festival Việt – Pháp 1992.[10] Từ thế kỷ XXI, Huế vào giai đoạn đô thị hóa mới, mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo định kế hoạch 2009,[11] 2019.[12] Bờ Bắc sông Hương tập trung vào quần thể di tích xoay quanh Kinh thành Huế, bờ Nam sông Hương được xây dựng theo kiểu dáng đô thị hiện đại.[13] Trước nhà hát Sông Hương, nhiều công trình thế hệ mới được xây dựng để dẫn dắt thành phố, có thể kể đến cầu Bạch Hổ,[10] Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương cơ sở mới,[14][Ghi chú 3] Khách sạn Xanh, Trung tâm thương mại Vincom Plaza Huế 2018 của VinGroup.[15] Đề án về việc xây dựng công trình phục vụ văn hóa, giao tiếp quốc tế, tiền đề nhà hát được đặt ra.

Thời kỳ này, sông Hương trở thành vị trí chiến lược trong thiết kế xây dựng trung tâm thành phố, vừa xây dựng kiến trúc mới, vừa giữ gìn văn hóa. Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương được nghiên cứu và đặt ra, với định hướng là bước đột phá không chỉ cho thành phố Huế trong phát triển của đô thị Huế mang tính bền vững của một thành phố xanh, văn hóa và du lịch mà còn tạo động lực và sức hút trong đầu tư và phát triển của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.[16] Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu được khánh thành năm 2018[17] khiến cho bờ sông Hương trở thành không gian nghệ thuật,[18] hướng tới công trình mới: nhà hát Sông Hương.[19]

Quá trình xây dựng

Nhà hát Sông Hương thuộc Học viện Âm nhạc Huế, một trong ba trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam cùng Nhạc viện Thành phố Hồ Chí MinhHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[20] Ngày 08 tháng 11 năm 2007, Học viện Âm nhạc Huế được thành lập dựa trên Khoa Âm nhạc của Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế,[21] định hướng phát triển âm nhạc đa dạng gồm: biểu diễn âm nhạc, sáng tác âm nhạc, lý luận và chỉ huy âm nhạc; tập trung vào âm nhạc Việt Nam với các di sản: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng hai loại hình âm nhạc di sản quốc gia là ca Huếhô Bài chòi.[22] Với đề xuất tăng cường cơ sở hạ tầng, phục vụ đào tạo, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, dự án nhà hát Sông Hương ra đời và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt từ tháng 10 năm 2013.[23]

Giai đoạn đầu, công việc giải phóng mặt bằng gặp vấn đề về thủ tục và tái định cư của các hộ gia đình ở trung tâm thành phố, trì hoãn từ quý một năm 2015 đến năm 2017.[23][24] Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng miền Trung – Tây Nguyên của Bộ Văn hóa được giao nhiệm vụ quản lý, tiến hành mở thầu xây lắp công trình nhà hát, với đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại An Bảo – Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO).[Ghi chú 4][25] Nhà hát Sông Hương được khởi công xây dựng vào đầu năm 2017 với tổng mức đầu tư là 198 tỷ đồng,[26] hỗ trợ bởi Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Huế, Uỷ ban Nhân dân thành phố Huế và các đơn vị liên quan.

Trong quá trình xây dựng, tiến độ dự án nhà hát Sông Hương được khảo sát, đốc thúc triển khai bởi để đảm bảo thời gian và chất lượng. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện[Ghi chú 5] đã chỉ đạo kiểm tra, đảm bảo gói thầu điều hòa, điện nhẹ, âm thanh của dự án, giải ngân kế hoạch vốn, mở đợt hai từ cuối năm 2018, đồng thời thúc đẩy dự án xây dựng cơ sở của Học viện Âm nhạc Huế kết hợp nhà hát trong giai đoạn đầu tư công gặp khó khăn;[23] Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ[Ghi chú 6] trực tiếp chỉ đạo công tác dự án, giải quyết các vấn đề phát sinh với mục tiêu là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật quy mô lớn trong nước và quốc tế. Theo đó, các giai đoạn xây lắp cơ bản, lắp ráp nội thất, hoàn thiện không gian bên ngoài dần được hoàn thành. Ban đầu trước khi triển khai, dự án dự tính hoàn tất năm 2019, nhưng chịu ảnh hưởng từ quá trình giải phóng mặt bằng, bão lũ miền Trung năm 2017, 2018, Đại dịch COVID-19, đã lùi lại đến tháng 3 năm 2020, nhà hát Sông Hương được khánh thành, chính thức đi vào hoạt động.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà hát Sông Hương http://baothuathienhue.vn/198-ty-dong-dau-tu-xay-d... http://baothuathienhue.vn/nha-hat-cho-mien-trung-t... http://baovanhoa.vn/giai-tri/am-nhac/artmid/476/ar... http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/1... http://netcodo.com.vn/vi/45/9496/Vien-thong---CNTT... http://hocvienamnhachue.edu.vn/vi/doan-dai-su-quan... http://www.vnam.edu.vn/NewsDetail.aspx?lang=VN&Ite... http://huecity.gov.vn/DuLich/NewCatId/54/NewVid/19... http://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1184/63071/do-thi-hue... http://thuvien.thuathienhue.gov.vn/?gd=9&cn=28&tc=...